1. Nong hàm là gì?
Nong hàm là một kỹ thuật giúp vòm hàm được nới rộng hơn, tạo khoảng trống để răng có thể dịch chuyển trong quá trình niềng. Việc nong hàm được thực hiện trước lúc tiến hành các giai đoạn niềng răng. Kỹ thuật nong hàm sẽ được thực hiện khi trường hợp răng chen chúc, diện tích hàm hẹp, vùng răng không đủ chỗ để dịch chuyển, hàm bị méo lệch,.. Những khoảng trống được tạo ra khi nong hàm giúp răng dịch chuyển dễ dàng hơn, từ đó hạn chế việc nhổ răng trước khi chỉnh nha.
2. Các loại khí cụ nong hàm
2.1 Khí cụ nong hàm tháo lắp
• Có 2 loại khí cụ nong hàm tháo lắp phù hợp với mọi độ tuổi. Đối với trẻ em từ 4 đến 7 tuổi bước vào giai đoạn thay răng, Bác sĩ chỉnh nha thường sẽ sử dụng khí cụ EF, cần đeo EF vào buổi tối hoặc ban đêm ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Khí cụ EF với nhiều tác dụng như nong hàm, giảm hô, móm, giảm khớp cắn sâu,… và có thể sử dụng sớm cho trẻ. Tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm để lựa chọn loại EF phù hợp với tình trạng của trẻ, phụ huynh không nên tự ý mua khí cụ EF về cho trẻ sử dụng.
• Ở độ tuổi lớn hơn, khí cụ nong hàm tháo lắp thông thường được sử dụng bao gồm cung môi, ốc nong và lò xo. Dụng cụ nong hàm tháo lắp có ưu điểm là dễ dàng tháo ra lắp vào để vệ sinh và ăn uống, Khắc phục tốt tình trạng hàm hẹp, sai khớp cắn… Tuy nhiên về hiệu quả thì có thể thấp hơn so với khí cụ nong hàm cố định, do người sử dụng có thói quen thường xuyên tháo ra và lắp vào.
2.2 Khí cụ nong hàm cố định
• Khí cụ nong hàm cố định được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh chóng và khả năng rút ngắn thời gian khi đeo dụng cụ dùng để nong hàm. Khí cụ này sẽ được gắn cố định vào răng bằng keo nha khoa chuyên dụng và dây cung, giúp tạo lực nhằm nới rộng vòm hàm hiệu quả.
• Khí cụ nong hàm cố định được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh hơn so với khí cụ nong hàm tháo lắp, việc này tạo điều kiện cho lực di chuyển răng diễn ra thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian niềng răng, cũng như giảm nguy cơ tái phát tình trạng hẹp hàm. Ngược lại với dụng cụ mở hàm có thể tháo lắp, khí cụ cố định sẽ làm cho việc vệ sinh răng miệng và ăn uống trở nên khó khăn hơn, cần vệ sinh thật kỹ lưỡng để tránh nguy cơ sâu răng.
2.3 Khí cụ nong hàm trên
Khí cụ nong hàm trên có thể là nong hàm tháo lắp hoặc nong hàm cố định, trong đó nong hàm cố định là kiểu truyền thống, được nhiều khách hàng lựa chọn bởi hiệu quả nhanh và rút ngắn thời gian đeo nong hàm. Tuy nhiên, khí cụ cố định hơi vướng víu và khó chịu trong lúc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Còn dụng cụ nong hàm tháo lắp thì có thể tháo lắp linh hoạt, chỉ cần đeo tối thiểu 8 tiếng/ngày nên thuận tiện cho việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, thời gian đeo khí cụ tháo lắp sẽ đem lại hiệu quả lâu hơn.
2.4 Khí cụ nong hàm dưới
Khí cụ nong hàm dưới hay còn được gọi là Bihelix, so với khí cụ nong hàm trên thì khí cụ Bihelix mang lại hiệu quả không cao bằng. Do đó, khí cụ nong hàm dưới chỉ được sử dụng sau khi bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và cẩn thận, đánh giá chất lượng xương và sức khỏe nướu răng của khách hàng đáp ứng tốt thì mới chỉ định sử dụng.
3. Chế độ ăn uống về cách vệ sinh khi đeo nong hàm
• Khi đeo nong hàm thì vệ sinh răng miệng khó hơn. Thức ăn vụn rất dễ giắt vào khí cụ nong hàm và có thể gây ra mùi hôi và gây hại cho răng miệng. Để tránh điều này thì cần lưu ý như sau.
• Cắt nhỏ thức ăn để dễ nhai hơn, nhai miếng nhỏ và nhai chậm, không ăn thực phẩm cứng, dai. Thời gian đầu mới nong hàm thì nên ăn các món mềm. Tích cực ăn các món mát như sinh tố, sữa chua, sữa tươi để giảm đau nhức khi nong hàm và bổ sung vitamin.
• Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn nên hãy chuẩn bị khăn hoặc giấy sạch để lau nước bọt trong trường hợp nước bọt bị tràn ra ngoài. Ngoài ra, sau khi ăn uống thì cần vệ sinh cả răng miệng và dụng cụ nong hàm để loại bỏ vi khuẩn. Khi nong hàm thì nên dùng bàn chải nhỏ và kết hợp thêm tăm nước hoặc thêm chỉ nha khoa để lấy được hết vụn thức ăn ở kẽ răng. Lưu ý các vị trí quan trọng cần làm sạch như vít nong, phần tiếp xúc dụng cụ nong hàm với đường viền lợi, phần khe của khí cụ nong hàm.