Niềng răng mắc cài tự buộc (tự đóng) là phương pháp cải tiến so với niềng răng mắc cài truyền thống. Mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho người niềng răng: nắn chỉnh răng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế đau nhức và dễ vệ sinh.
- NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TỰ BUỘC LÀ GÌ?
Niềng răng mắc cài tự buộc hay còn gọi là niềng răng mắc cài tự đóng, có thiết kế hiện đại được cải tiến từ mắc cài truyền thống.
Mắc cài niềng răng truyền thống sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và thun buộc cố định lên răng tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển. Tuy nhiên, các thun buộc sau một thời gian sử dụng dễ bị bung rớt hoặc giảm độ đàn hồi, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Để khắc phục nhược điểm này, phương pháp niềng răng mắc cài tự động ra đời. Thay thế toàn bộ thun buộc bằng hệ thống mắc cài với các chốt có thể đóng mở linh động, giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Các dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài, giúp duy trì lực ổn định hơn, đặc biệt lực ma sát được giảm một cách tối đa.
Sử dụng mắc cài tự đóng, sẽ ít đau nhức, khó chịu khi niềng răng. Đồng thời giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát quá trình chỉnh nha và rút ngắn được thời gian điều trị.
- PHÂN LOẠI NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TỰ BUỘC
Hiện nay, niềng răng mắc cài tự buộc có 2 loại được sử dụng phổ biến là niềng răng mắc cài kim loại thường và mắc cài Sapphire
2.1 Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng kim loại tự buộc sử dụng các khí cụ mắc cài và dây cung được làm từ kim loại cứng chắc, đảm bảo lực kéo ổn định. Đây là lợi thế lớn của phương pháp này, giúp bác sĩ kiểm soát lực kéo tốt hơn và dây cung cũng ít biến dạng hơn.
2.2 Niềng răng mắc cài Sapphire
Niềng răng mắc cài Sapphire (hay còn gọi là niềng răng mắc cài pha lê) là quá trình chỉnh nha với khí cụ có cấu trúc giống với các loại niềng răng mắc cài thông thường. Tuy nhiên điểm khác biệt của phương pháp này là mắc cài được làm từ đá Sapphire hoặc đá ngọc bích nhân tạo.
Trải qua thời gian xử lý, cắt gọt, phay và đánh bóng thì màu sắc của mắc cài Sapphire trở nên lấp lánh, đẹp hơn và đặc biệt sẽ “tàng hình” khi được gắn trên răng.
- SO SÁNH NIỀNG RĂNG MẮC CÀI KIM LOẠI TỰ BUỘC VÀ MẮC CÀI SAPPHIRE
Cả hai phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc đều có những ưu, nhược điểm
3.1 Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
♦ Ưu điểm:
- Hệ thống mắc cài và dây cung làm từ kim loại, được thiết kế chắc chắn, giúp chỉnh nha hiệu quả với nhiều trường hợp, kể cả răng bị lệch lạc nặng.
- Mắc cài và dây cung kim loại có khả năng chống bám hiệu quả, không lo bị nhiễm màu nên vệ sinh dễ dàng hơn.
- Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng có thể rút ngắn thời gian điều trị từ 4 – 6 tháng.
♦ Nhược điểm:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có tính thẩm mỹ thấp do mắc cài vẫn lộ rõ trên răng.
- Mắc cài kim loại dễ gây trầy xước má, môi, nướu. Hoặc kích ứng với người bị dị ứng kim loại
- Gây cộm, vướng, khó chịu và căng môi khi nói chuyện.
3.2 Niềng răng mắc cài Sapphire
♦ Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao. Sau khi gia công, mài dũa và đánh bóng thì những chiếc mắc cài pha lê sẽ trở nên trong suốt, khi gắn lên răng chúng sẽ rất khó để nhận diện.
- Kết hợp với dây cung màu trắng sẽ khiến người đối diện phải cần để ý mới nhận niềng răng Sapphire.
- Không làm ố vàng răng trong quá trình sử dụng.
- Độ bền được đảm bảo. Với đặc tính cứng và bền chắc của đá Sapphire nên niềng răng mắc cài pha lê cũng vô cùng bền chắc. Tuy nhiên vẫn chưa thể so sánh được với mắc cài kim loại truyền thống. Do đó, nếu thường xuyên vận động thể thao, thường phải hoạt động mạnh thì không nên sử dụng niềng răng pha lê.
- Hiệu quả chỉnh nha cao. Do chỉ thay đổi về chất liệu mắc cài nên niềng răng pha lê vẫn giữ được hiệu quả. Mọi trường hợp sai lệch khớp cắn do răng đều có thể khắc phục với thời gian từ 12 – 18 tháng.
♦ Nhược điểm:
- Chi phí cao. Do nguyên liệu chế tác mắc cài pha lê là đá Sapphire có chi phí tương đối đắt, kèm thêm kỹ thuật gia công đòi hỏi độ tỉ mỉ cao và chính xác nên chi phí tương đối cao.
- Kích thước mắc cài lớn hơn bình thường. Để đảm bảo độ bền tốt nhất cho mắc cài Sapphire, độ lớn của mắc cài nhìn chung sẽ to hơn một chút so với các loại mắc cài thông thường, đôi khi sẽ tạo nên cảm giác cộm, cấn và vướng víu cho người sử dụng.